Chống sét lan truyền cho trạm biến áp 1000v (1kv) bằng cách nào? Hãy cùng chống sét Thành Nam Việt tìm hiểu chi tiết các thông tin được chia sẻ dưới đây.
Sử dụng hệ thống chống sét van
Sử dụng chống sét van lắp tại đầu đường dây vào trạm biến áp để có thể cắt xung điện sét lớn xuống đất bằng cách:
Sử dụng chống sét van sơ cấp: hay chúng ta còn gọi là thiết bị cắt sét nguồn 3 pha hoặc 1 pha được lắp đặt song song với nguồn điện, cấu hình gồm 3 phần cụ thể như sau:
1. Van cắt sét: van cắt sét được sử dụng với mục đích để cắt xả xung điện sét lan truyền trên lưới hạ thế xuống đất, trước khi nó theo nguồn điện đi vào phụ tải. Van cắt sét được chế tạo từ oxit kim loại thường là ZnO có đặc điểm chỉ dẫn điện ở điện áp cao và trở thành vật cách điện ở điện áp thấp, điện càng cao dòng thông mạch càng lớn và điện áp càng giảm thì dòng thông mạch càng giảm về zê rô.
2. Dây dẫn sét: Dẫn dòng sét từ điểm nút mạng đến van cắt sét và đến hệ thống tiếp đất.
3. Hệ thống tiếp đất: Dùng để tản dòng điện sét trong đất, cấu tạo sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là:
– Cọc tiếp địa: ( các cọc tiếp địa thường có chiều dài từ 2,4m – 3m, đường kính ngoài 14-16mm, được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0,5-1m), khoảng cách giữa các cọc với nhau từ 3- 15m;
– Dây tiếp đất: Thường là loại dây cáp đồng trần với tiết diện thiết kế là khoảng 50 – 75 mm2. Tác dụng là để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau. Vị trí của dây cáp này được thiết kế nằm âm dưới mặt đất khoảng 0,5m – 1m.
– Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt: Được sử dụng để liên kết dây tiếp đất với cọc tiếp đất lại với nhau.
Sử dụng các thiết bị cắt sét
Sử dụng các thiết bị cắt sét ( thường được lắp nối tiếp với phụ tải) có tác dụng vừa cắt xung điện sét, vừa lọc được các loại sóng hài, nhiễu tần số cao của sét.
Cấu tạo của loại thiết bị cắt sét này sẽ bao gồm 3 phần chính là:
1. Thiết bị lọc sét: Được sử dụng để cắt xả xung sét lan truyền trên lưới hạ thế xuống đất đồng thời lọc được các sóng hài nhiều tần số cao trước khi chúng có thể vào trong phụ tải thông qua nguồn điện. Cấu hình của thiết bị lọc sét thường bao gồm những bộ phận sau:
- Van cắt sét sơ cấp (nằm phía trước).
- Bộ lọc sóng hài và nhiễu (nằm ở giữa)
- Van cắt sét thứ cấp ( nằm ở phía sau).
Van cắt sét sơ cấp và thứ cấp thường được chế tạo từ oxit kẽm. Có điểm chỉ dẫn điện ở điện áp cao và trở thành vật cách điện ở điện áp thấp, điện càng cao dòng thông mạch càng lớn và điện áp càng giảm thì dòng thông mạch càng giảm về zê rô. Bộ lọc sóng hài được cấu tạo từ cuộn kháng điện I và các tụ lọc, cuốn khán I được lắp nối tiếp với mạch điện còn tụ lọc thì lắp song song với mạch điện.
2. Dây dẫn sét: Với tác dụng chính là dẫn dòng sét từ thiết bị cắt lọc sét đến hệ thống tiếp đất.
3. Hệ thống tiếp đất: Với tác dụng là để tản dòng điện sét xuống đất.
4. Các cọc tiếp đất: Dài từ 2,4 – 3m; đường kính ngoài từ 14-16mm; Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0,5- 1m. Khoảng cách các cọc từ 3 – 15m.
5. Dây tiếp đất: thường là cáp đồng trần, tiết diện từ 50-75mm2 được dùng để liên kết các cọc tiếp đất với nhau. Các dây cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5-1m.
6. Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt: dùng để liên kết dây tiếp đất với nhau.
Trên đây là những chia sẻ về chống sét lan truyền cho trạm biến áp 1000v (1kv). Mọi thắc mắc về lắp đặt hệ thống chống sét toàn diện cho doanh nghiệp hay cho nhà ở xin hãy liên hệ trực tiếp với Thành Nam Việt theo số HOTLINE: 090 158 3388 để được tư vấn chi tiết nhất.
Văn Phòng Giao Dịch: P1101,Tòa Nhà A1,Ngõ 214 Phố Nguyễn Xiển,Q.Thanh Xuân, HN (Cách ngã tư Khuất Duy Tiến giao với Nguyễn Trãi khoảng 200m)
Văn Phòng Đại Diện: Số Nhà 39, Ngõ 207/77 Phố Bùi Xương Trạch,Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 090 158 3388